Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2009

Trẻ khóc cũng bằng tiếng địa phương



Ảnh: DailyMail.
Tiếng khóc thét của một em bé Pháp 5 ngày tuổi có phong cách Gô Loa đặc trưng, trong khi "bài ca" của các em bé Đức mang âm hưởng điển hình của xứ Giéc manh, một nghiên cứu tiết lộ.

Phát hiện cho thấy các em bé đã "nghe lỏm" những cuộc trò chuyện của cha mẹ chúng khi còn ở trong bụng mẹ, và đã tiếp nhận kiểu giọng này.

Các nghiên cứu trước kia đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh có thể nhận ra giai điệu và giọng nói mà chúng nghe được trong tử cung. Tuy nhiên, đây là công trình đầu tiên chỉ ra rằng trẻ bắt chước cách nói của cha mẹ.

Tiến sĩ Kathleen Wermke từ Đại học Wurzburg, Đức và cộng sự đã tìm hiểu kiểu khóc của 30 em bé Pháp và 30 em bé Đức trong 5 ngày đầu đời. Họ thu âm khi trẻ đang đói, và sử dụng phần mềm máy tính để phân tích kết quả.

Các bé sơ sinh có xu hướng khóc giống nhau, lên và xuống. Nhưng nhiều ngày và nhiều tuần qua đi, tiếng khóc của chúng trở nên phức tạp hơn, dao động về cao độ và độ dài.

Phân tích cho thấy, tiếng khóc của các em bé Pháp có xu hướng bắt đầu ở nốt thấp, rồi nâng cao dần âm vực. Ngược lại, trẻ gốc Đức có xu hướng bắt đầu cao, rồi hạ thấp dần. Điều này tương tự như cách nói của người Pháp và Đức.

"Nếu lắng nghe người Pháp nói, bạn có thể thấy âm sắc của các từ ngữ và các đoạn lên cao dần. Trong khi đó, người Đức càng nói càng hạ thấp giọng", Kathleen giải thích.

Nhà nghiên cứu tin rằng các em bé đã nghe được giọng của mẹ chúng khi còn ở trong bụng vào 3 tháng cuối của thai kỳ, và bắt chước cách nói này khi chúng khóc.

Không chỉ các bé ở các quốc gia khác nhau khóc theo "khẩu ngữ" khác nhau, và ngay cả ở trong một nước, các bé cũng dùng phương ngữ của từng vùng.

"Chúng tôi cho rằng ngôn ngữ đã phát triển bắt đầu từ khi trẻ khóc, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu tiếng khóc của BÉ MOON, điều này thực sự thú vị", tiến sĩ Kathleen Wermke nhận định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét